chat zalo goi lai goi lai

Dịch vụ tổng đài SIP-Trunking

Dịch vụ tổng đài sip trunk

1. Định nghĩa

  • Là dịch vụ kênh trung kế thoại sử dụng giao thức SIP (Session Initiation Protocol).
  • Dịch vụ SIP-Trunking được cung cấp bằng việc sử dụng kênh truyền để kết nối đầu số 1800, 1900, số Mobile, PSTN, IPPhone với tổng đài IP PBX (hỗ trợ giao thức SIP).
  • là dịch vụ tổng đài với công nghệ hiện đại với nhiều tính năng ưu việt như: triển khai nhanh chóng, đơn giản, kết hợp được với các phần mềm quản lý thông tin khách hàng, thông tin doanh nghiệp, dễ dàng chuyển địa chỉ sử dụng mà không bị phụ thuộc nhà mạng cung cấp dịch vụ, hiện nay viettel cung cấp dịch vụ với nhiều tên gọi khác nhau như mobile sip trunking, cloud sip viettel, voip viettel, trung kế sip, thuê bao sip, tổng đài ip phone viettel, tổng đài nội bộ viettel.

Giới thiệu dịch vụ:

–  DV thoại cho phép thực hiện nhiều cuộc gọi đồng thời (gọi đến, gọi đi) trên 1 đầu số duy nhất. DV trên nền IP, sử dụng giao thức SIP 2.0 (Session Initiation Protocol)

–   DV phù hợp với Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu thoại lớn, mong muốn chất lượng tốt và tiết kiệm tối đa chi phí

–    Dịch vụ được triển khai 01/06/2018 đến nay

SIP Trunk đầu số Di động hay còn gọi là Mobile SIP Trunk (09xxx, 086xxx): sử dụng kênh truyền để kết nối đầu số di động với tổng đài IP PBX có hỗ trợ giao thức SIP của KH.

SIP Trunk đầu số Cố định (1800, 1900, PSTN, IPPhone): sử dụng kênh truyền để kết nối đầu số 1800, 1900, PSTN, IPPhone với tổng đài IP PBX có hỗ trợ giao thức SIP của KH.

2. Đối tượng sử dụng.

  • Phù hợp với các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng đầu số 1800, 1900 (gọi vào).
  • Các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu thoại lớn (PSTN, IPPhone, Mobile gọi ra/ vào) mà có mong muốn tối ưu hóa chi phí.

Đặc điểm dịch vụ:

–     Để sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp cần có

(1)  Đường truyền IP (FTTH, Leasedline, OfficeWan – cần có IP Tĩnh; hoặc cả hạ tầng mạng của nhà cung cấp khác (không khuyến nghị)

(2)  Tổng đài IP

(3)  Đầu số di động hoặc cố định của Viettel

–     Mô hình kết nối

 

3. So sánh Trung kế SIP  E1

 SIP TRUNKING
Số cuộc gọi đồng thờiKhông giới hạn
Tính linh hoạtSử dụng chung với hạ tầng mạng sẵn có (kênh truyền FTTH, Office Wan, kênh thoại IPPhone….)
Nâng cấp mở rộngDễ dàng, trên 1 kênh truyền có thể mở rộng số lượng cuộc gọi đồng thời bằng việc nâng băng thông
Chi phíThấp (không phải đầu tư thiết bị chuyển đổi và không phải kéo nhiều đường truyền khi cần mở rộng hệ thống tổng đài hoặc nâng cấp số lượng cuộc gọi đồng thời)

4. Điều kiện kết nối

Đường truyền kết nối

– FTTH, Vlan 335 (IPPhone), Office Wan

Đầu số sử dụng

-Đầu số 1800, 1900, số Mobile, PSTN, IPPhone

Tổng đài IP-PBX khách hàng

Đáp ứng được các thông số với tổng đài IMS Viettel:

Tham số khai báo:

  • DTMF: Hỗ trợ DTMF inband, SIP INFO và RFC2833 (Riêng RFC2833 tổng đài Viettel chỉ hỗ trợ SDP: fmtp:101 0-15)
  • Codec Support: G711A, G711U, G729, AMR….
 IP tổng đài IMSIP tổng đài PBX
Kênh truyềnIP Signaling, Giao thức, PortIP Meadia, Giao thức, Port
FTTH– HNI: 125.235.240.205, UDP, 5060
– HCM: 203.113.177.29, UDP, 5060
– HNI: 125.235.240.204, 125.235.240.203, UDP, 10000-50000.
– HCM: 203.113.177.28, 203.113.177.28, UDP, 10000-50000.
Nếu sử dụng NAT IP do thiết bị NAT (FW, Modem cung cấp) nếu IP trực tiếp do BRAS cấp. Khuyến nghị dùng IP tĩnh và không sử dụng NAT.
VLAN335– HNI: 10.202.33.101, UDP, 5060
– HCM: 10.120.0.37, UDP, 5060
– HNI: 10.202.33.99, 10.202.33.100, UDP, 10000-50000.
– HCM: 10.120.0.35, 10.120.0.36, UDP, 10000-50000.
IP do BRAS cấp thuộc pool IP quy hoạch, là IP tĩnh. Khuyến nghị trên các thiết bị mạng brigde VLAN335 để tổng đài PBX quay trực tiếp PPPoE
OW– KV1: dải IP 10.121.0.0/16, UDP, 5060.
– KV2: dải IP 10.122.0.0/16, UDP, 5060.
– KV2: dải IP 10.123.0.0/16, UDP, 5060.
Mỗi khách hàng tại 1 KV sẽ được cấp 1 dải IP /30 cho tổng đài IMS và PBX nằm trong dải trên.

5. Giới thiệu 1 số loại tổng đài

STTTên Tổng đàiGhi Chú
1GrandstreamĐã test OK
2AsteriskĐã test OK (Tương thích với ver 13.x trở lên)
3PanasonicĐã test OK
4YeastarĐã test OK
53CXĐang Test
…………………….
Note: Viettel sẽ kết nối với tất cả các loại tổng đài (IP-PBX)  hỗ trợ giao thức SIP

6. Các bước triển khai tổng đài Sip Viettel

 

7. Các tính năng đáp ứng

STT                      Tính năng
1Tính năng cơ bảnThoại nội bộ
Thoại trong nước
Thoại quốc tế
Conference Call
2Máy lẻTạo mới máy lẻ
Xóa máy lẻ trong hệ thống
Chỉnh sửa thông tin máy lẻ
3Tính năng nội bộNhạc chờ
Thay đổi ngôn ngữ
Giám sát cuộc gọi
4Hạn chế cuộc gọiHạn chế hoàn toàn cuộc gọi di động/ liên tỉnh/ quốc tế
Hạn chế hoàn toàn chiều gọi đến/đi
5Nhận biết  chuyển cuộc góiHiển thị số máy gọi đến
Nhận biết số máy gọi đến
Kiểm tra trạng thái trên tổng đài
Thông báo có cuộc gọi đến khi đàm thoại
Dịch vụ chờ cuộc gọi call waiting
Dịch vụ giữ cuộc gọi call hold
Quay số tắt
Chuyển hướng cuộc gọi
6Nhóm trượtTạo nhóm trượt
Xóa số máy ra khỏi nhóm trượt
Thêm thuê bao vào nhóm trượt
Kiểm tra thông tin thuê bao trong nhóm trượt
Hủy nhóm trượt
7ConferenceĐàm thoại 3 bên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *